Chào mừng bạn đến với cửa hàng VICOPHARONLI!
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
VICOPHARONLI

Các nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm ở trẻ vào mùa nắng nóng

Thứ Hai, 22/04/2024
Mr Khang

"Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài đặc biệt ở các tỉnh, thành phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương,..Nên nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ đang dần trở nên phổ biến. Điều đó đã trở thành nỗi lo âu của nhiều người khi tình trạng nắng nóng cứ tiếp tục diễn ra. Bởi đây là thời điểm lý tưởng để các căn bệnh nguy hiểm ở trẻ diễn tiến nặng. Vậy làm sao để chủ động phòng ngừa chúng, hãy cùng Vicopharonli tham khảo bài viết sau đây nhé"
 

Nắng nóng gay gắt, khí hậu oi bức, độ ẩm trong không khí cao ở thời điểm mùa hè như hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh như vi khuẩn, virus phát triển và tấn công vào sức đề kháng của trẻ gây ra những bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ nên hiểu rõ những triệu chứng thường gặp nhất của các căn bệnh mùa hè ở trẻ và chủ động phòng tránh những bệnh lý cũng như những biến chứng nghiêm trọng mà nó mang lại.

Một số bệnh lý trẻ thường mắc phải trong mùa nắng nóng
Theo dự báo thời tiết khu vực Nam bộ sẽ nắng nóng kéo dài và trên diện tích rộng. Hơn nữa, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng thông báo nhiệt độ thực tế bên ngoài có thể chênh lệch từ 2 đến 4 độ so với dự báo nhiệt độ trên tin tức. Với tình hình thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao như thế này thì đây là thời điểm thuận lợi để bùng phát một số bệnh như: 
- Bệnh về đường tiêu hóa: Tiêu chảy cấp tính do virus, ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác với các triệu chứng như sốt, nôn mửa, đi ngoài phân lỏng thường xuyên, đau bụng, phân có chất nhầy và máu.
- Bệnh về đường hô hấp: Khó thở, ho do virus,...
- Bệnh về da: Viêm da, loét da cũng phổ biến không kém.
Nguyên nhân là do nhiệt độ, độ ẩm tăng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sản và phát triển. Ngoài ra, trẻ tiếp xúc lâu dưới nắng nóng và không được cung cấp đủ nước có thể gây mất nước do đổ mồi hôi nhiều, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Thậm chí, trẻ em cũng có thể bị viêm amidan vào mùa khô. Theo thống kê của bệnh viện Nhi Đồng 2, từ giữa tháng 2 đến nay, có khoảng 300 trẻ bị viêm amidan và viêm vòm họng, bệnh có thể xảy ra nhiều lần, gây ra biến chứng và có thể chỉ định cắt amidan.


Các dấu hiệu phát bệnh mùa nắng nóng ở trẻ em bao gồm: Đau họng, ho, cứng vai, sốt, nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi và đau bụng. Nguyên nhân là do nắng nóng kéo dài, độ ẩm không đủ, trẻ thường xuyên ở trong phòng lạnh làm khô niêm mạc mũi họng, dẫn đến nghẹt mũi, tắc nghẽn đường thở. Trẻ em thường thở bằng miệng, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuản, virus phát triển từ bụi bẩn ở hệ thống điều hòa khi không được vệ sinh thường xuyên.
Ngoài ra, nếu trẻ có tiền sử viêm mũi họng thì rất có thể sẽ bị tái phát nhiều lần gây viêm amidan. Đặc biệt, trẻ có tiền sử viêm xoang, viêm mũi họng có nguy cơ mắc bệnh viêm amidan cao hơn trẻ bình thường, Trẻ đã từng bị viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan mủ sẽ có nhiều khả năng tái phát hơn vào thời điểm này. Vì vậy, cha mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu trẻ có các dấu hiệu: Bất tỉnh, hôn mê, không uống được, bỏ uống, không đi tiểu trong vòng  đến 8 tiếng. Ngoài ra, có thể xảy ra các triệu chứng như khóc không ra nước mắt, khô da và môi, mắt trũng, tiêu chảy kéo dài hơn hai ngày, tiêu chảy kèm theo sốt, đau bụng, nôn mửa và đại tiện ra máu.

Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong mùa nắng nóng
Với tình hình Nam bộ nắng nóng kéo dài, nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ đã trở thành mối bận tâm lớn của nhiều bậc phụ huynh. Để hạn chế tối đa các bệnh lý do nắng nóng gây ra thì sau đây là một số cách giúp bảo vệ sức khỏe của mà chúng ta nên biết:

Cho trẻ ngủ trong môi trường có máy lạnh
Hầu hết các gia đình có trẻ nhỏ đều đối phó với thời tiết nắng nóng bằng cách lắp đặt máy lạnh để trẻ có thể sinh hoạt trong nhiệt độ mát mẻ để trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng có thể phản tác dụng gây ra một số bệnh lý liên quan đến việc bị khô mũi, hầu, họng. Theo ý kiến các chuyên gia, tốt nhất, chỉ nên để trẻ trong khoảng 2-3 giờ liên tục mỗi lần trong phòng có máy lạnh.
Trước khi mẹ cho trẻ vào phòng sử dụng máy lạnh, hãy bật máy ở nhiệt độ cao hơn bình thường vài phút trước khi sử dụng, để trẻ làm quen dần rồi điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Khi đưa trẻ ra ngoài, hãy tắt máy lạnh, mở cửa và để trẻ thích nghi với nhiệt độ bên ngoài khoảng vài phút trước khi đưa trẻ ra ngoài. Trẻ cũng nên được cung cấp nhiều nước để ngăn ngừa khô cổ họng và mất nước.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Trẻ cần được rèn luyện các thói quen vệ sinh như: Rửa tay kỹ và đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vui chơi. Điều này sẽ giúp loại bỏ hiệu quả những mầm bệnh nguy hiểm ẩn náu trên tay trẻ. Tắm cũng là một cách làm vừa giúp làm sạch vừa giúp làm mát cơ thể. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không nên tắm cho trẻ quá nhiều hoặc ngâm mình trong hồ bơi, bồn tắm quá lâu, có thể làm trẻ mắc 1 số bệnh như: cảm lạnh, ho, mệt mõi,sốt...

Bổ sung đủ nước
Để bổ sung lượng nước cần thiết ngoài nước lọc thông thường, nên cho trẻ tiêu thụ các loại đồ uống giàu khoáng chất và vitamin như nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi,... chúng đều giúp bù nước và bổ sung các chất điện giải bị mất. Ngoài ra, cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong thời tiết nắng nóng hiệu quả nhất là tăng cường bú mẹ, nó sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và tằng cường sức đề kháng cho trẻ.

Không cho trẻ chơi dưới nắng quá lâu
Cha mẹ nên tránh cho trẻ vui chơi hoặc tham gia các hoạt đồng ngoài trời nắng nóng trong thời gian dài, đặc biệt là khi nắng nóng gây gắt (trong khoảng 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Nếu phải ra ngoài, hãy che toàn bộ cơ thể trẻ bằng mũ rộng rành hoặc che ô, tránh ánh nắng trực tiếp có thể gây hại cho trẻ.

Chú ý đến chế độ ăn uống
Bổ sung thêm các thực phẩm hỗ trợ lysin, các khoáng chất vi lượng thiết yếu và các vitamin như kẽm, crom, selen, Vitamin nhóm B sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng sức đề kháng, giúp trẻ ít mắc bệnh hơn. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và thực phẩm chứa vitamin C, E, vitamin A để tăng sức đề kháng ở trẻ.

BỔ SUNG THÊM DƯỠNG CHẤT, TĂNG ĐỀ KHÁNG TỰ NHIÊN CHO TRẺ
Ngoài ra, nên bổ sung thêm một số thực phẩm bổ sung cho trẻ trong trường hợp trẻ biếng ăn, lười ăn, hay bỏ bữa, ảnh hưởng đến đề kháng tự nhiên của trẻ. 
Sản phẩm Topkids Gold của Công ty Vicophar Việt nam được sản xuất theo quy trình đạt chuẩn GMP của Bộ Y Tế, sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, đánh thức khẩu vị trẻ, và bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và hình thành đề kháng tự nhiên trong cơ thể trẻ như Canxi, Lysine, Chiết xuất hoa cúc tím và các vitamin,... sẽ bảo vệ trẻ không mắc phải các bệnh cảm cúm thông thường, cũng như các bệnh do sức đề kháng yếu. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu được về nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ trong mùa nắng nóng này. Để từ đó, có thể chủ động phòng tránh các nguy cơ khiến trẻ bệnh. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý và quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, hãy đưa đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp.
**Xin lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, đọc giả có thể liên hệ đến bác sĩ, dược sĩ, hoặc các chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan