Chào mừng bạn đến với cửa hàng VICOPHARONLI!
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
VICOPHARONLI

NHỮNG CÁCH DẠY CON SAI LẦM KHI TRẺ 1 ĐẾN 3 TUỔI MÀ CHA MẸ CẦN NHỚ

Thứ Tư, 06/11/2024
Mr Khang

  Ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, trẻ có nhiều sự thay đổi về thể chất lẫn trí não, cả việc hình thành tính cách của trẻ, do đó cha mẹ cần chú trọng đến việc dạy con. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh cưng chiều con quá mức dẫn đến những cách dạy con sai lầm, khiến trẻ hình thành những thói quen không tốt. Hãy cùng Vicopharonli tìm hiểu những sai lầm trong nuôi dạy trẻ cha mẹ nhé!

Giai đoạn trẻ 1 đến 3 tuổi
  Ở giai đoạn trẻ từ 1 đến 3 tuổi, trẻ phát triển nhanh cả về ngôn ngữ, vận động và trí não. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi biết đi, từ đi chậm đến nhanh dần. Vốn từ vựng phát triển rất nhanh, trẻ có thể hiểu và nói các từ đơn và những câu đơn giản. Trẻ 2 tuổi có thể nói được 200 từ và hiểu một số lượng từ lớn, nói được các câu dài gồm 5 chữ.
Trẻ từ 2 đến 3 tuổi bắt đầu "tư duy bằng tay", nghĩa là trẻ muốn chạm vào tất cả các đồ vật để tìm hiểu và tư duy. Trẻ vận động tốt, đi nhanh, chạy nhanh và leo trèo.

Ở giai đoạn 1 đến 3 tuổi, trẻ phát triển rất nhanh về ngôn ngữ và trí tuệ

Vì sao phải dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi
  Khi bắt đầu nuôi dạy trẻ từ độ tuổi còn rất sớm, sẽ giúp trẻ hình thành các thói quen tốt trong tương lai như:
Kích thích não phải của trẻ phát triển: Trẻ từ 1 đến 3 tuổi học tập mọi thứ bằng hình thức ghi nhớ bằng não phải nên trẻ có thể sao chép, học tập, ghi nhớ mọi thứ rất nhanh. Néu cha mẹ dạy một kỹ năng lặp đi lặp lại ở giai đoạn này thì trẻ sẽ hình thành phản xạ, từ đó tiếp thu được nhiều thông tin hơn.
Khả năng tiếp nhận thông tin vô hạn: Trẻ tiếp nhận thông tin một cách thụ động nhưng vô hạn. Cha mẹ nên chung cấp thông tin, kiến thức cho trẻ dựa trên sở thích, và khả năng của trẻ.
Trẻ rất ham học hỏi và mong muốn khám phá thế giới xung quanh.

Những cách nuôi dạy trẻ sai lầm ở độ tuổi 1 đến 3 tuổi
Cha mẹ lưu ý những cách dạy con sai lầm sau để không ảnh hưởng đến sự phát triển về tính cách của trẻ nhỏ, nhất là ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi

Không tập tính tự lập cho con
  Thiết lập tính kỷ luật cho trẻ ở độ tuổi này là việc rất quan trọng. Trẻ hiểu được những điều đơn giản. Tập thói quen mọi việc sinh hoạt theo đúng giờ giấc, khuôn khổ ngay từ đầu, trẻ sẽ ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ dù là việc ăn uống, tắm rữa hay ngủ nghỉ.
Cách dạy con:
  Hãy thiết lập tính kỷ luật cho trẻ  bằng cách tạo và duy trì thói quen đều đặn, nhất quán cho trẻ. Khi trẻ quấy phá, không nghe lời, cha mẹ cần bàn bạc với nhau để quyết định cách phản ứng nào là phù hợp với con, sau đó, hãy cùng thực hiện nhất quán điều ấy.

Cha mẹ dành quá nhiều thời gian cho trẻ
  Việc cả hai cha mẹ đều ở cùng trẻ thường xuyên là rất tốt, nhưng đôi sẽ khiến trẻ bị bức bối. Thông thường, trẻ sẽ thích trải qua với một cha hoặc một mẹ. Hơn nữa, việc trẻ ở bên một người (mối quan hệ 1-1) sẽ tạo nên sự vui vẻ do hạn chế sự tranh giành giữa anh chị hoặc em trẻ.

Cách dạy trẻ:
  Hãy dành thời gian cho trẻ, tiếp xúc trực tiếp, cùng trẻ học tập, cùng chơi đùa với trẻ, trò chuyện hoặc cùng trẻ tô màu, hoặc kể chuyện cho trẻ những câu cổ tích.

Hãy dành thời gian 1-1 với trẻ, hoặc cha hoặc mẹ cùng chăm sóc trẻ

Không để trẻ tự giải quyết vấn đề
  Cha mẹ thường nghĩ trẻ còn nhỏ nên rất gặp tổn thương. Nhưng cha mẹ nên hiểu, những tổn thương đó cũng là một phần trong quá trình phát triển của con, cha mẹ chỉ nên quan sát trẻ từ khoảng cách gần, để trẻ tự tư duy và giải quyết vấn đề bằng hành động của trẻ, để con tự hình thành khả năng cũng như thói quen không dựa dẫm vào cha mẹ hoặc anh, chị.

Cách dạy trẻ:
  Hãy để trẻ tự tư duy và hành động theo bản năng của trẻ, cha mẹ chỉ nên quan sát trẻ và giúp đỡ nếu việc đó quá khó với trẻ. Không quên động viên, khuyến khích trẻ khi trẻ làm đúng và cho trẻ lời khuyên, chỉ dẫn trẻ khi trẻ làm chưa đúng. Thường xuyên cổ vũ, khen ngợi trẻ khi trẻ giải quyết được vấn đề sẽ tạo cho trẻ cảm giác tự tin, tư duy linh hoạt, xử lý các tình huống nhanh chóng và khéo léo.

Giảng giải quá nhiều cho trẻ
  Khi trẻ có hành vi không tốt, cha mẹ giảng giải quá nhiều với trẻ có thể là một phương pháp sai lầm. Việc trẻ không nghe lời, có hành vi chống đối khi đã được giải thích rõ ràng, rõ ràng không hiệu quả. Mô típ "Nói chuyện - Thuyết phục - Tranh luận - La hét" có vẻ không hiệu quả, còn gây ra sự bức bối khó chịu cho cả cha mẹ và con.

Cách dạy trẻ: 
  Khi cần nói trẻ làm sai điều gì, ba mẹ đừng nói quá nhiều với trẻ. Nếu trẻ không nghe lời, hãy cảnh báo trẻ bằng những lời nói ngắn gọn. Nếu trẻ vẫn tiếp tục không nghe lời, hãy đưa ra cảnh báo hậu quả cuối cùng mà trẻ phải nhận nếu không nghe lời mà không cần phải giải thích điều gì. 

Chỉ cho con ăn một loại thức ăn cố định
  Việc cho trẻ ăn một loại thức ăn quá thường xuyên sẽ khiến trẻ dần quen thuộc và rất khó thay đổi, trẻ có thể không chịu bất cứ thứ gì khác.

Cách dạy trẻ:
  Cha mẹ nên khuyến khích con thử các món ăn mới, mẹ nên nấu đa dạng thực phẩm trong bữa ăn. Để khơi gợi sự tò mò của trẻ, cha mẹ có thể ăn thử, trẻ cũng sẽ thử. Trẻ em thường biếng ăn, điều này cũng bình thường. Trong trường hợp trẻ từ chối ăn, hãy kiên nhẫn và tiếp tục đặt món ấy trong khẩu phần ăn của con. Cha mẹ đừng dễ dàng thỏa hiệp, dần dần trẻ sẽ ăn thôi.

Nếu trẻ từ chối ăn, hãy kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân và tiếp tục đặt món ăn đó trong bữa ăn hằng ngày của trẻ

Cho trẻ rời nôi quá sớm
  Cho trẻ nằm nôi từ nhỏ nhằm giữ cho trẻ được an toàn và giúp trẻ tạo thói quen ngủ tốt. Việc chuyển từ nôi sang giường ngủ quá sớm có thể khiến trẻ khó ngủ và quấy khóc mỗi đêm. Nguy hiểm hơn, khi cha mẹ không chú ý, trẻ có bị ngã khỏi giường.

Cách dạy con:
  Khi trẻ từ 2 - 3 tuổi hoặc khi trẻ đạt chiều cao khoảng 80cm, trẻ bắt đầu tự trèo ra khỏi nôi hoặc hay đòi nằm trên giường, thì đây là thời điểm rời nôi thích hợp cho trẻ.

Hãy để trẻ tự rời nôi khi đủ chiều cao và sức khỏe, cha mẹ không nên cho trẻ rời nôi quá sớm

Dạy trẻ đi vệ sinh quá sớm
  Nhiều cha mẹ dạy trẻ sử dụng nhà vệ sinh từ nhỏ vì suy nghĩ rằng như vậy sẽ tốt cho trẻ. Nhưng khi trẻ không làm tốt thì lại bị cha mẹ khiển trách nghiêm khắc, điều đó chỉ làm mọi việc trở nên tệ hơn.

Cách dạy trẻ:
  Không thể vội vàng bắt trẻ tự học cách sử dụng nhà vệ sinh khi trẻ chưa sẵn sàng. Nếu muốn trẻ tự đi vệ sinh, cha mẹ nên chia từng giai đoạn, giải thích cho trẻ từng công dụng của các đồ vật bên trong nhà vệ sinh, bạn có thể thiết lập từng giai đoạn. Hãy giải thích công dụng của từng vật dụng trong nhà vệ sinh, cha mẹ có thể "làm mẫu" để trẻ quan sát và bắt chước, hãy khen ngợi nếu trẻ thực hiện theo.

Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với đồ điện tử.
  Theo nhiều nghiên cứu, trẻ dưới 2 tuổi không thể hiểu nội dung được hiển thị trên màn hình tivi hoặc điện thoại. Néu cho trẻ nhỏ xem điện thoại hay tivi nhiều chỉ có hại cho trẻ và trẻ thường gặp khó khăn hơn trong việc học sau này.

Cách dạy trẻ:
  Nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động mang tính sáng tạo có ích như chơi đùa, tập thể thao hoặc đọc sách cùng người lớn. Thay vì để trẻ "ôm" điện thoại, tivi, hãy dành thời gian trò chuyện cùng trẻ.

Cố gắng ngăn cơn giận dữ của trẻ
  Khi con khóc lóc, la hét, và ăn vạ ở nơi công cộng, cha mẹ cảm thấy bất lực và lo lắng, sợ làm phiền mọi người xung quanh. Nhưng càng ngăn trẻ trong cơn giận dữ, thì trẻ càng quấy khóc, la hét hơn.

Cố gắng ngăn cản cơn giận của trẻ là một trong những sai lầm mà cha mẹ thường mắc phải

Cách dạy trẻ:
  Khi cơn giận dữ của trẻ đang xảy ra, cha mẹ tốt nhất không nên ngăn cản. Chỉ cần quan sát trẻ và nói với mọi người xung quanh thông cảm. Sau đó, cha mẹ có thể bế con tránh xa nơi đông người và chờ cơn giận dữ của trẻ tự giải tỏa. Khi tình hình dịu xuống, hãy dỗ dàng trẻ và tiếp tục hoạt động trong ngày.

Mong rằng, bài viết chia sẻ "những cách dạy con sai lầm khi trẻ từ 1 đến 3 tuổi mà cha mẹ cần nhớ" sẽ giúp cha mẹ có thể kiến thức trong việc giáo dục trẻ từ sớm, đặc biệt là trong giai đoạn quan trọng này.

 

Nguồn: Vicopharonli.com
**Mọi thông tin hoặc sản phẩm được gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế chuyên môn để được tư vấn cụ thể về các trường hợp bệnh lý liên quan.

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan