Chào mừng bạn đến với cửa hàng VICOPHARONLI!
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
VICOPHARONLI

BẢNG CÂN NẶNG THEO CHIỀU CAO TIÊU CHUẨN DÀNH CHO TRẺ TỪ 0 ĐẾN 10 TUỔI

Thứ Tư, 28/08/2024
Mr Khang

  Là các bậc cha mẹ, ai cũng mong con yêu được phát triển khỏe mạnh và lớn lên mỗi ngày. Vậy làm thế nào để biết con mình đang phát triển bình thường, dựa vào đâu để nhận biết trẻ đang phát triển bình thường hay đang thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Vicopharonli đã tổng hợp bảng theo dõi chiều cao, cân nặng theo từng độ tuổi ở bài viết sau đây. Hãy cùng Vicopharonli tìm hiểu nhé!


Sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ từ 0 - 10 tuổi
  Giai đoạn đầu đời, chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ được tăng lên một cách nhanh chóng. Khi trẻ được 1 tuổi, cân nặng và chiều cao sẽ được tăng gấp đôi so với khi trẻ vừa mới chào đời. Chiều cao có thể sẽ đạt ở mức 75 cm. Cho đến năm thứ 2, chiều cao của trẻ sẽ tăng thêm 10 cm và từ 10 tuổi trở đi, mỗi năm chiều cao trung bình của trẻ sẽ tăng khoảng 5 cm.

Chiều cao của trẻ sẽ thay đổi theo nhiều mốc thời gian

  Khi trẻ ngày càng lớn tuổi dần thì sự tăng trưởng chiều cao của trẻ sẽ dần chậm lại. Chính vì vậy, ở giai đoạn này, việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là điều rất quan trọng. Nếu không, trẻ sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, chậm phát triển chiều cao ở giai đoạn này cũng đồng nghĩa với việc trẻ sẽ không thể phát triển chiều cao toàn diện khi ở độ tuổi dậy thì.
Khi bước sang độ tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm lại. Trẻ chỉ có thể tăng thêm 1 đến 2cm chiều cao mỗi năm hoặc chiều cao không tăng thêm. Đến giai đoạn từ 23 đến 25 tuổi, chiều cao của trẻ sẽ không tăng thêm nữa.

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn dành cho bé gái
  Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 10 tuổi. Cha mẹ có thể đối chiếu chiều cao, cân nặng của trẻ để có thể nhận biết được, trẻ đang phát triển bình thường hay không

Bảng chỉ số tiêu chuẩn chiều cao - cân nặng dành cho bé gái

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai
  Đối với bé trai, dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ mới nhất kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 10 tuổi. Cha mẹ có thể đối chiếu chiều cao, cân nặng để có thể tự nhận biết trẻ đang phát triển bình thường hay không

Bảng chỉ số tiêu chuẩn chiều cao - cân nặng dành cho bé trai

Các yếu tố ảnh hưởng đến bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh
  Thông thường, bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh thường được chi phối bởi các yếu tố dưới đây:

Gen di truyền
  Trẻ sẽ nhận được những đặc điểm thừa hưởng từ gen di truyền của bố, mẹ khi vừa mới sinh ra. Chính vì vậy, yếu tố di truyền thường tác động đến sự phát triển ở trẻ. Mặc dù vậy, trẻ chỉ thường chịu tác động khoảng 23% yếu tố di truyền chiều cao từ bố, mẹ.

Môi trường sống và dinh dưỡng
  Một trong số những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của bé đó là dinh dưỡng và môi trường sống. Nếu như trẻ bị suy dinh dưỡng thì quá trình phát triển thể chất sẽ chậm dần.
Điều này khiến cho độ chắc khỏe của răng, mật độ xương và kích thước của những cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng đáng kể. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì những yếu tố môi trường như khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất ở trẻ.

Những bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến bảng cân nặng trẻ sơ sinh
  Đối với những trẻ bị khuyết tật, mắc bệnh lý mãn tính hay đã từng phẫu thuật cũng được xem là nhân tố ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất ở trẻ, cụ thể là chiều cao cân nặng của trẻ.

Sự quan tâm của các bậc phụ huynh
  Theo một số nghiên cứu cho thấy, những trẻ thường xuyên nhận được sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ sẽ có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên quan tâm, chăm sóc, trò chuyện với trẻ, sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.

Chăm sóc sức khỏe khi mẹ bầu mang thai và cho con bú
  Việc chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn mang thai và cho con bú đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu như mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, stress thì sẽ khiến cho trí tuệ và kỹ năng vận động sẽ trở nên kém hơn, ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Chính vì vậy, trong giai đoạn mang thai, thai phụ nên được bổ sung các loại khoáng chất và vitamin cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Vận động và hoạt động thể chất điều độ
  Việc lười vận động, kém hoạt động thể chất sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh và cơ xương khớp ở trẻ. Chính vì vậy, trẻ nên dược tư do vui chơi, vận động cũng như tập luyện nhiều bộ môn thể thao để nhằm tăng trưởng cả chiều cao và cân nặng. Đối với những trẻ bị thừa cân, béo phì, việc vận động tích cực sẽ giúp trẻ có được cân nặng lý tưởng, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm do tình trạng béo phì, thừa cân gây ra.
Để đảm bảo cho cơ thể của trẻ được phát triển toàn diện một cách ổn định, các bậc cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại khoáng chất, vitamin cần thiết như kẽm, lysine, vitamin A, vitamin nhóm B, crom…. Bên cạnh đó, cho trẻ dùng sữa để bổ sung canxi.
Trường hợp trẻ ít vận động ngoài trời, thường thiếu hụt vitamin D3, K2, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ qua các chế phẩm bổ sung vitamin D3 K2 như sản phẩm AQUATOP. Trẻ thiếu máu do thiếu sắt, mẹ có thể bổ sung bằng cách cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có màu đậm, thịt bò, trắng, củ dền,...và có thể bổ sung thêm bằng các sản phẩm thực phẩm bổ sung như FEIRONTOP - bổ sung Sắt (lll) hữu cơ trong trường hợp thức ăn không đủ sắt cho trẻ.

Sau cùng, để trẻ phát triển chiều cao và cân năng vượt trội, cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng, hợp lý, cho trẻ sử dụng nhiều loại thực phẩm cung cấp cho trẻ đầy đủ khoáng chất, các loại vitamin, tránh quá thừa hoặc quá thiếu một hoặc nhiều nhóm chất nào đó. Cho trẻ tự do vận động, vui chơi, thử sức với các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi của trẻ, giúp trẻ tăng khả năng xử lý tình hướng, thông minh, hoạt bát và để có một hệ khung xương chắc khỏe nên cho trẻ uống nhiều sữa, bổ sung canxi, để giúp hấp thụ tốt canxi vào xương, mẹ nên bổ sung cho trẻ thêm vitamin D3 K2
Và hơn hết, ngoài dinh dưỡng và vận động là 2 yếu tố quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Yếu tố quan trọng nhât vẫn là tình yêu thương, chăm sóc, hỏi han của cha mẹ dành cho trẻ, thường xuyên trò chuyện với trẻ sẽ giúp trẻ phát triển về cả thể chất và trí tuệ, gia đình hiểu nhau hơn và sẽ yêu thương nhau hơn.


Nguồn: Vicopharonli.com
**Mọi thông tin hoặc sản phẩm được gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế chuyên môn để được tư vấn cụ thể về các trường hợp bệnh lý liên quan.

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan