Chào mừng bạn đến với cửa hàng VICOPHARONLI!
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
VICOPHARONLI

BỊ HO THƯỜNG XUYÊN? NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HO.

Thứ Bảy, 22/06/2024
Mr Khang

  Ho là gì? Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể, nhưng ho thường xuyên đôi khi là dấu hiệu của bệnh liên quan. Chẳng hạn như lao phổi, ung thư phổi, hoặc một tình trạng viêm trong cơ thể nghiêm trọng. Hãy cùng Vicopharonli tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa ho nhé!

Ho là gì?
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất kích ứng ra khỏi đường hô hấp. Vì vậy, ho là phản xạ để cơ thể tự bảo vệ và phục hồi.

Nguyên nhân bị ho
  Nguyên nhân gây ho phổ biến nhất ở người lớn là nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus cấp tính, còn được gọi là cảm lạnh thông thường và viêm phế quản cấp tính. Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra nhưng cũng có trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra bệnh.
Các nguyên nhân gây ho cấp tính phổ biến khác bao gồm viêm mũi xoang cấp tính, ho gà, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, suy tim sung huyết, viêm phổi và thuyên tắc phổi.

Ho bán cấp thường gặp nhất sau nhiễm trùng thứ phát do viêm phế quản hoặc viêm mũi xoang hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus chưa hồi phục.
Ho mạn tính rất khó chẩn đoán, cần thăm khám chuyên khoa để đánh giá nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể bao gồm bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan không do hen, viêm phế quản mạn tính, ho do nhiễm trùng, không dung nạp thuốc ức chế men chuyển, bệnh ác tính, bệnh phổi kẽ, viêm xoang mạn tính. Tình trạng chảy nước mũi sau một thời gian dài gây kích ứng đường hô hấp trên và gây ho. Có nhiều loại bệnh bao gồm viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi xoang xuất tiết, viêm mũi xoang nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ho.


Viêm mũi xoang cấp tính
  Nguyên nhân gây ho chủ yếu là do phản ứng của việc tăng tiết nhầy và chảy dịch mũi sau. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc của các xoang cạnh mũi, thường có nguyên nhân từ virus nếu bệnh kéo dài dưới 7 đến 10 ngày, nhưng có thể liên quan đến nhiễm vi khuẩn nếu bệnh kéo dài hơn 10 ngày.

Ho gà
  Một bệnh có triệu chứng lâm sàng đặc trưng bởi những cơn ho dữ dội kịch phát kéo dài vài phút, sau đó người bệnh phát ra tiếng thở hổn hển. Đây là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis dẫn đến hình thành chất nhầy trong đường hô hấp.
Quá trình nhiễm trùng ho gà kéo dài đến 6 tuần và được đặc trung bởi 3 giai đoạn bao gồm giai đoạn khởi phát, giai đoạn kịch phát và giai đoạn hồi phục.

  • Giai đoạn khởi phát: Được đặc trưng bởi triệu chứng buồn nôn, hắt hơi, sốt nhẹ, chảy nước mắt và nghẹt mũi.
  • Giai đoạn kịch phát: Xảy ra trong vòng 2 tuần và đặc trưng bởi các đợt ho đặc trưng, sau đó là nôn mửa.
  • Giai đoạn hồi phục: Là tình trạng ho mạn tính có thể kéo dài hàng tuần. Căn bệnh này là một chẩn đoán nghiêm trọng cần được chú ý kịp thời vì có nguy cơ cao gây bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh.

Hen suyễn
  Là một bệnh phức tạp, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng mạnh với tác nhân kích thích từ môi trường, dẫn đến viêm, tăng tiết nhầy, niêm mạc phù nề, làm hẹp và tắc nghẽn đường thở.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng phổi bị mất tính đàn hồi và gặp các vấn đề về lưu thông khí, dẫn đến sự phát triển các bệnh nhiễm trùng như viêm phế quản cấp tính và viêm phổi do vi khuẩn. Khi đợt cấp xảy ra, nhu mô phổi bị viêm và tăng phản ứng dẫn đến co thắt đường thở làm suy giảm chức năng của phổi. Điều này gây ra sự tích tụ các chất tiết nhầy có mủ và đặc trong tiểu phế quản và phế nang dẫn đến phản ứng ho.

Viêm mũi dị ứng
  Là tình trạng viêm niêm mạc mũi thứ phát do dị ứng với các tác nhân từ môi trường như bụi khói, hóa chất, phấn hoa... Sự kích ứng này dẫn đến tăng tiết chất nhầy và chảy nước mũi sau làm kích thích đường thở gây ra phản ứng ho.

Viêm phổi
Viêm phổi có thể do virus hoặc vi khuẩn. Viêm phổi do virus và vi khuẩn đều dẫn đến viêm và kích ứng đường thở, gây ho tăng tiết dịch nhầy mủ.

Bệnh lao phổi
  Bệnh lao phổi thường có biểu hiện sốt và ho có đờm hoặc ho khan kèm theo sụt cân. Tình trạng nặng có thể ho ra máu.

Viêm phổi hít
  Bệnh viêm phổi hít xảy ra khi thanh môn không đóng kín trong khi nuốt. Điều này cho phép thức ăn hoặc chất lỏng đi vào đường thở, thay vì thực quản dẫn đến viêm phổi hít.

Thuyên tắc phổi
  Khi một khối thuyên tắc hình thành và đọng lại trong các mao mạch phổi sẽ dẫn đến thuyên tắc phổi. Thuyên tắc phổi sẽ gây ra phản ứng ho dai dẳng.

Trào ngược dạ dày thực quản
  Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến gây ho mạn tính. Quá trình đẩy dịch axit từ dạ dày lên họng và thanh quản sẽ gây kích thích các thụ thể của thanh quản dẫn đến phản ứng ho.
Tình trạng ho thường nặng hơn vào ban đêm do tư thế nằm của người bệnh khiến axit dạ dày dễ trào lên thực quản gây kích thích niêm mạc họng.

Viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan
  Là tình trạng tăng phản ứng của tiểu phế quản mà không có dấu hiệu hen suyễn và có thành phần tăng bạch cầu ái toan do hệ thông miễn dịch hoạt động kém. Tăng bạch cầu ái toan dẫn đến tăng nồng độ các cytokine gây viêm và kích ứng đường thở.

Viêm phế quan mạn tính
  Là tình trạng ho kéo dài hơn ba tháng liên tục trong hai năm do chất nhầy tiết ra quá nhiều gây bít tắc đường thở. Ho sau nhiễm trùng xảy ra do tăng độ nhạy cảm của thụ thể ho và tăng phản ứng tạm thời của phế quản trong quá trình hồi phục sau nhiễm trùng phổi nặng. Điều này có thể liên quan chặt chẽ đến tổn thương biểu mô được phát triển từ bệnh lý ban đầu.

Viêm phế quản là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ho.


Bệnh hen phế quản
  Bệnh hen phế quản biểu hiện chủ yếu bằng ho, không phải thở khò khè như bệnh hen suyễn. Các triệu chứng thường gặp là ho không có đờm lặp đi lặp lại, xảy ra cả ngày lẫn đêm và trầm trọng hơn khi vận động, trời lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Một số bệnh ung thư
Các bệnh ác tính có thể gây ra hàng loạt hiệu ứng như tắc nghẽn hoặc suy yếu đường thở, dẫn đến tích tụ chất nhầy, nhiễm trùng thứ cấp và kích thích ho.

Bệnh phổi kẽ
  Thuộc các rối loạn gây ra sẹo và xơ cứng mô phổi tiến triển do tiếp xúc lâu dài với các nhân tố nguy hiểm khác nhau, chẳng hạn như amiăng, silicone, bụi than, bức xạ hoặc kim loại nặng. Công nhân hoạt động trong khai thác than làm việc trong các mỏ than hoặc làm việc trong nhà máy điện hạt nhân, hoặc trong môi trường khói bụi liên tục có nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ dẫn đến ho mãn tính.
Một số bệnh tự miễn bao gồm viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, viêm đa cơ, hội chứng Sjogren và bệnh sarcoidosis có thể gây bệnh phổi kẽ.

Chứng ngưng thở khi ngủ
  Ngưng thở khi ngủ xảy ra do sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở tạm thời trong khi ngủ. Sự gia tăng sức cản đường thở này gây ra phản xạ co thắt cơ hoàng, cơ ngực và ho để mở đường thở bị tắc nghẽn. Ngưng thở khi ngủ thường xảy ra ở những người bị tắt nghẽn đường hô hấp, có cơ vùng hầu họng yếu hoặc người béo phì

Viêm xoang mạn tính
  Tình trạng viêm và kich ứng kéo dài của xoang và niêm mạc mũi với dịch mủ thứ phát do vi khuẩn gây bệnh thường dẫn đến ho. Các vi khuẩn dễ phát triển khi nhiễm trùng xoang tái đi tái lại nhiều lần như tụ cầu và các vi khuẩn gram âm khác.

Bệnh tâm lý
  Đây là hành động ho như một thói quen chứ không hẵn là một phần của bệnh lý. Kiểu ho này có thể phản ánh một vấn đề tâm lý tiềm ẩn đang mắc phải.

Những đối tượng dễ ho

  • Hút thuốc lá, thuốc lá điện tử, dùng chất kích thích.
  • Mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là các bệnh liên quan đến phổi hoặc hệ thần kinh.
  • Bị dị ứng
  • Người già do hệ miễn dịch kém và hệ thống hô hấp suy yếu.
  • Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ mắc các bệnh hô hấp.
  • Công nhân làm việc trong môi trường khói bụi nhiều như: mỏ than, nhà máy điện hạt nhân, các mỏ khai khoáng.


Các loại ho thường gặp

  • Ho cấp tính: Là chứng ho bắt đầu một cách đột ngột và kéo dài từ 2-3 tuần.
  • Ho bán cấp: Là chứng ho kéo dài từ 3 đến 8 tuần.
  • Ho mạn tính: Là tình trạng ho kéo dài từ 8 tuần với những con ho kéo dài dai dẳng.
  • Ho khan: Là một chứng ho mạn tính không có đờm.
  • Ho có đờm: Là tình trạng ho kèm đờm khiến tiếng ho nghe đặc.
  • Ho gà: Là những cơn ho dữ dội kịch phát kéo dài đến vài phút và sau đó là tiếng thở hỗn hễn.
  • Ho thóc: Tiếng ho giống như tiếng sủa, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi.
  • Ho hen: Là một căn bệnh phức tạp do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng mạnh với tác nhân kích thích từ môi trường, dẫn đến viêm, tăng tiết chất nhầy và tắc nghẽn, co thắt đường thở.
  • Ho ra máu: Loại ho này thường gặp ở bệnh nhân lao phổi, ung thư phổi.
  • Ho khó thở/ tức ngực: Tình trạng ho khó thở, đau tức ngực thường là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, thuyên tắc phổi, viêm phế quản.
  • Ho về đêm:  Ho về đêm có thể kho khan hoặc ho có đờm. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng đường hô hấp, hội chứng chảy mũi sau, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, giãn phế quản, ung thư phổi.


Các triệu chứng ho
  Tùy vào từng nguyên nhân gây ho mà mỗi loại ho có thể đi kèm với các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng thường nhất nhất là:

  • Khô miệng, khô họng.
  • Đau rát, ngứa cổ họng.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Sốt
  • Chảy nước mắt
  • Mệt mỏi, đau đầu.
  • Tức ngực, khó thở
  • Khó nuốt
  • Hay bị sặc khi ăn
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Hay khạc nhổ
  • Thở khò khè


Các phương pháp chẩn đoán ho
  Thông thường, có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh.
Ví dụ: Ho kéo dài dưới 2 tuần là ho cấp tính thường do cảm cúm gây ra.
Các loại ho kéo dài trên 3 tuần kèm theo các triệu chứng tức ngực, khó thở, thể trạng suy nhược, ho ra máu sẽ cần chỉ định thêm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh, bao gồm:
Chụp X-quang phổi: Hình ảnh X-quang có thể giúp bác sĩ phát hiện được các tổn thương trong phổi hoặc ở phế quản.
Xét nghiệm đờm AFB: Một mẫu đờm có thể được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích thành phần nhằm phát hiện nguyên nhân gây nhiễm trùng. Xét nghiệm này thường được chỉ định trong chẩn đoán lao phổi.
Đo hô hấp ký: Bệnh nhân được yêu cầu thở vào và thở ra bằng một gắn vào máy đo để giúp xác định đường thở có bị tắc nghẽn hay không. Xét nghiệm này thường chỉ định trong chẩn đoán bệnh hen suyễn hoặc khí phế thủng.

Các phương pháp điều trị ho
  Hầu hết các trường hợp  ho cấp tính có thể điều trị theo kinh nghiệm sử dụng thuốc vào việc giảm triệu chứng ho.

Thuốc chống dị ứng
  Có thể sử dụng để làm giảm các triệu chứng tắc nghẽn mũi do dị ứng dẫn đến phải thở bằng miệng gây khô họng và ho. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo không nên dùng thuốc chống dị ứng thường xuyên và lâu dài vì có thể gây nhờn thuốc và gặp các tác dụng phụ không mong muốn cho mũi và họng.

Thuốc long đờm
  Có thể dùng khi có quá nhiều đờm gây bít tắc đường thở.

Thuốc ức chế ho
  Tác dụng giảm ho bằng cách làm giảm phản xạ ho. Các thuốc ức chế được dùng điều trị ho phổ biến như dextromethorphan và guaifenesin.
Ho là một phản ứng cơ bản của cơ thể có tác dụng bảo vệ, đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch cơ thể. Việc làm giảm phản xạ ho có thể gây tác động bất lợi đến thời gian khỏi bệnh. Điều trị ho mạn tính nên cố gắng nhắm vào căn nguyên bệnh để giảm ho thay vì kìm hãm cơn ho.

Thuốc kháng sinh
  Nếu ho do nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh để phù hợp với nguyên nhân gây bệnh.
Đối với các nguyên nhân gây ho mãn tính đường hô hấp trên, nên điều trị kháng sinh liên tục ít nhất 1 tuần bằng thuốc kháng sinh phù hợp.

Các loại khí dung abuterol và ipratropium dạng hít
  Có thể sử dụng với tác dụng giãn phế quản trong đường thở bị co thắt để giảm triệu chứng trong các tình hướng khẩn cấp.

Steroid dạng hít và thuốc kháng cholinergic
  Hai loại thuốc này có thể chỉ định để điều trị ho với bệnh đường hô hấp do dị ứng.

Điều trị bệnh tim mạch
  Nếu ho do chức năng tim, người bệnh phải cần tuần theo phác đồ điều trị tim mạch phù hợp tùy vào triệu chứng cụ thể của từng bệnh nhân.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  Trào ngược dạ dàng thực quản cần được điều trị tích cực bằng cách tránh ăn các chất dễ gây trào ngược như bia rượu, thuốc lá, socola, caffeine; ngăn ngừa trào ngược dạ dày bằng cách kê cao đầu, không ăn trong vài giờ trước khi ngủ. Ngoài ra, có thể điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton ở liều lượng tối đa.

Điều trị các tình trạng rối loạn thần kinh gây ho
  Việc điều trị cơn ho do rối loạn thần kinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không tự ý mua thuốc sử dụng vì có thể gây các hệ lụy nguy hiểm.

Cách phòng ngừa bệnh ho

  • Giữ ấm mũi, họng bằng cách mặc ấm, quàng khăn khi thời tiết lạnh.
  • Ăn uống đồ ấm nóng, hạn chế ăn uống đồ lạnh.
  • Hạn chế sử dụng rươu, bia thuốc lá và các chất kích thích.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh cảm cúm, tiêm phòng vắcxin đầy đủ, luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị cảm cúm.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng, cũng như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn để tránh nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Ăn uống, tập thể dục đầy đủ, tăng đề kháng tự nhiên của cơ thể.
  • Kiểm tra sức khỏe ít nhất  tháng một lần để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn.
  • Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe đường mũi họng, chúng ta có thể tập các thói quen hàng ngày như:
  • Súc nước muối ngày 2 lần ( buổi sáng lúc vừa tỉnh giấc và buổi tối trước khi ngủ )
  • Vệ sinh lưỡi mỗi ngày
  • Uống mật ong pha với nước ấm hàng ngày vào buổi sáng.
  • Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung có tác dụng bổ phổi giảm ho, cũng như các loại gia vị có tính kháng viêm như gừng, tỏi để tăng đề kháng bản thân.


Thiên môn bổ phổi thủy mẫu - Hỗ trợ giảm ho, bổ phổi, giúp giảm đau họng, khản tiếng, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

Các thắc mắc thường gặp về ho

Ho có lây không?
  Nếu ho do nhiễm các loại virus gây bệnh truyền nhiễm như virus cúm A,B,C; virus cúm gia cầm, virus Corona... thì trường hợp này có tính chất lấy nhiễm. Các trường hợp ho do vi khuẩn hoặc là biến chứng của một số bệnh lý như ung thư phổi, trào ngược dạ dày thực quản không phải do vi khuẩn HP thì không lây nhiễm.

Khi nào bị ho nên tới bệnh viện?
Khi xuất hiện các triệu chứng sau như:

  • Thở khò khè
  • Sốt trên 38,5℃ hoặc sốt kéo dài hơn 2 - 3 ngày.
  • Ớn lạnh.
  • Ho có đờm, đặc biệt đờm có màu vàng, xanh hoặc lẫn máu.

Đặc biệt, hãy gọi cấp cứu khi có các triệu chứng như:

  • Khó thở, thở dốc.
  • Ho ra máu.
  • Đau tức ngực dữ dội.

Mang thai có gây ho hay không?
  Mang thai không gây ho nhưng do khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bị suy yếu nên dễ mắc các bệnh về mũi họng, hô hấp hơn bình thường và các bệnh nàu thường dẫn đến ho.
Ngoài ra, bà bầu bị ho còn do sự thay đổi một số hormone trong thai kỳ có thể dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản gây ho. Cụ thể hormone progesterone vượt quá mức giới hạn cho phép sẽ không thể ngăn được axit dạ dày trào ngược lên họng. Hoặc có thể do nồng độ hormone relaxin tăng đột ngột trong thai kỳ cũng có thể gây trào ngược axit dạ dày.

Hay bị ho khi đang ăn là bị gì?
  Đường hô hấp trên có cấu trúc để ngăn thức ăn hoặc đồ uống đi từ cổ họng vào phổi. Tuy nhiên, có một số khiếm khuyết cơ thể như khuyết tật nắp thanh quản hoặc chứng khó nuốt (dysphagia). Ngoài ra, chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây ra ho khi đang ăn hoặc sau khi ăn.
Thường xuyên bị ho hoặc sặc khi ăn uống, bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán bệnh cụ thể và điều trị dứt điểm.

Nhiễm Covid-19 có gây ho không?
  Covid-19 gây nhiễm trùng đường hô hấp với triệu chứng đặc hiệu là ho, khó thở và kèm theo nhiều triệu chứng khác như mất vị giác, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi... Ho có thể kéo dài vài tuần tới vài tháng sau khi bạn đã điều trị khỏi Covid-19.

Ho là dấu hiệu của bệnh gì?
  Ho thường là triệu chứng của các bệnh viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, cảm cúm, Covid-19.

Ho ra máu là bị gì?
  Ho ra máu ở người lớn thường là triệu chứng của các bệnh viêm phế quản, lao, giãn phế quản, hoại tử phổi, áp xe phổi hoặc ung thư phổi. Ho ra máu ở trẻ em thì thường có nguyên nhân từ nhiễm trùng đường hô hấp dưới hoặc mắc dị vật đường thở.


Mong rằng những chia sẻ về ho là gì? nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh ho trên đây, sẽ giúp quí đọc giả trang bị được thêm kiến thức về bệnh ho, nguyên nhân cũng như cách phòng tránh để có được sức khỏe tốt hơn.


Nguồn: Vicopharonli.com
**Mọi thông tin hoặc sản phẩm được gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế chuyên môn để được tư vấn cụ thể về các trường hợp bệnh lý liên quan.

 

 

 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan