CHĂM SÓC TRẺ 5 TUỔI MỌC RĂNG HÀM
Khoảng thời gian mọc răng là lúc trẻ thường xuyên quấy khóc khiến cha mẹ lo lắng. Vậy trẻ mọc răng hàm có những biểu hiện gì? Cha mẹ cần chăm sóc con như thế nào?. Cùng Vicopharonli tìm hiểu ở bài viết sau nhé!
Mọc răng hàm là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, điều này có thể khiến con cảm thấy khó chịu do chưa quen với cảm giác đau nhức. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ 5 tuổi đang mọc răng hàm. Cùng con vượt qua giai đoạn này, cha mẹ nhé!
Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm
Ngay từ trong bụng mẹ, các mầm răng đã xuất hiện bên trong cơ thể trẻ, trải qua nhiều giai đoạn phát triển và hình thành nên răng trẻ. Trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi. Thông thường, răng sẽ mọc theo thứ tự từ răng cửa vào đến răng hàm. Vậy nên, khi bước vào độ tuổi lên 5, hầu hết trẻ sẽ bắt đầu quá trình mọc răng hàm số 6. Thời gian mọc răng có thể sẽ thay đổi tùy theo thể trạng và việc bổ sung canxi cho trẻ. Việc trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.
Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm thường có biểu hiện gì?
Các triệu chứng thường thấy của trẻ báo hiệu cho cha mẹ khi trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là:
Lợi đau và sưng
Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến lúc trẻ bắt đầu mọc răng hàm. Khi mầm răng phát triển, nhú xuyên qua lợi, gây hiện tượng sưng tấy và viêm đỏ. Làm trẻ cảm thấy đau nhức. Theo phản xạ tự nhiên, trẻ sẽ cho tay vào miệng để sờ vị trí bị đau. Điều này rất dễ gây bệnh cho trẻ, vì nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, tay trẻ chứa rất nhiều vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ thể trẻ.
Biếng ăn, khó ngủ
Lợi bị sưng trong quá trình mọc răng sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong khi nhai. Vì thế, phản ứng tự nhiên của trẻ thường là biếng ăn và dễ cáu gắt, thậm chí khóc. Bên cạnh biếng ăn, những cơn đau có thể làm trẻ không ngủ được, quấy khóc. Đó là lý do trẻ thường sụt cân trong quá trình mọc răng.
Biếng ăn là biểu hiện thường gặp khi trẻ đang trong giai đoạn mọc răng
Bị sốt
Việc mọc răng hàm có thể khiến trẻ bị nóng sốt, mệt mỏi do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt. Hiện tượng sốt mọc răng, thường giao động khoảng 38 độ C và kéo dài trong khoảng 2 ngày. Sau thời gian này, sức khỏe của con sẽ dần ổn định. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể trẻ vẫn tăng cao và không có dấu hiệu giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để tránh các biến chứng do sốt gây nên.
Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng hàm
Những cơn đau do mọc răng hàm có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên quan tâm chăm sóc trẻ đúng cách, và đảm bảo vệ sinh răng miệng trẻ, để trẻ cảm thấy được thoải mái. Những lời khuyên chăm sóc trẻ 5 tuổi mọc răng hàm như:
Hạ sốt cho trẻ
Cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp giúp giảm nhiệt độ cơ thể nếu như cơn sốt không quá nghiêm trọng:
- Dùng khăn mát lau cơ thể trẻ, đặc biệt ở vùng trán, cổ, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
- Bổ sung nước, hoặc các chất điện giải, tránh để trẻ bị mất nước.
- Cho trẻ mặc các loại quần áo mỏng, nhẹ, thoáng mát
Trường hợp nhiệt độ cơ thể trẻ tăng quá cao, kèm theo tiêu chảy, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám cụ thể, vì đây có thể là dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn.
Giai đoạn mọc răng trẻ rất dễ bị nóng sốt
Vệ sinh răng miệng
Không chỉ trong quá trình mọc răng, vệ sinh răng miệng còn là thói quen tốt cần được duy trì hàng ngày đối với trẻ ở mọi lứa tuổi. Cha mẹ nên lựa chọn loại bàn chải đánh răng phù hợp với trẻ, hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách. Lời khuyên của các chuyên gia răng miệng, để bảo vệ men răng, trẻ nên sử dụng kem đánh răng có chứa khoáng chất fluoride. Đồng thời, nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn.
Bổ sung dinh dưỡng
Khi trẻ 5 tuổi mọc răng hàm, nướu trẻ rất nhạy cảm, làm việc nhai trở nên khó khăn. Vì thế, cha mẹ cần chú ý những điều sau để đảm bảo con vẫn có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng:
- Xay nhuyễn đồ ăn để trẻ không phải nhai quá nhiều. Những món ăn mềm và lỏng như súp, rau, sữa, nước ép trái cây,... nên cho trẻ ăn trước.
- Chia nhỏ bữa ăn thay vì cho trẻ ăn nhiều trong 1 bữa, bổ sung bữa phụ cho trẻ, giúp trẻ dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, hạn chế các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn cho trẻ, đặc biệt là canxi, và chất xơ vì chúng đặc biệt tốt cho sức khỏe răng miệng.
- Không nên cho trẻ ăn kẹo, bánh ngọt, nước ngọt có ga, các loại trái cây sấy khô trong những ngày trẻ đang mọc răng hàm.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, giúp trẻ tăng cường đề kháng
Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là điều bình thường, cha mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, việc mọc răng hàm sớm có thể khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, ngủ nghỉ. Vì vậy, ngoài theo dõi biểu hiện của trẻ, cha mẹ nên chăm sóc cũng như quan tâm hỏi hang trẻ, đồng hành cùng cao vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Nguồn tham khảo: Vicopharonli.com
**Xin lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, đọc giả có thể liên hệ đến bác sĩ, dược sĩ, hoặc các chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.