Chào mừng bạn đến với cửa hàng VICOPHARONLI!
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
VICOPHARONLI

TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG: NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH CẢI THIỆN CÂN NẶNG CHO TRẺ

Thứ Ba, 25/06/2024
Mr Khang

  Suy dinh dưỡng là thực trạng phổ biến xảy ra ở nhiều gia đình. Không ít cha mẹ đau đầu vì con mình bị suy dinh dưỡng, dẫn đến thấp, bé, nhẹ cân. Vậy nguyên nhân do đâu và làm cách nào để khắc phục vấn đề trẻ bị suy dinh dưỡng dẫn đến trẻ thấp bé, nhẹ cân, thua sút bạn bè. Hãy cùng Vicopharonli tìm hiểu nhé!

Suy dinh dưỡng là gì?
  Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần, chẳng hạn như chất đạm, chất béo, các vitamin, khoáng chất. Dẫn đến cơ thể không đủ dưỡng chất để phát triển, suy giảm chức năng cơ quan. Đặc biệt, ở trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, có nhu cầu dinh dưỡng cao (  6 tháng đến 2 tuổi ) nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như còi xương, não bộ chậm phát triển, giảm khả năng giao tiếp, thấp bé, thể chất giảm, sức đề kháng tự nhiên cơ thể giảm, dẫn đến dễ mắc các loại bệnh thông thường. Để đánh giá tình trạng phát triển ở trẻ có thể dựa vào 3 tiêu chí:

  • Cân nặng theo tuổi
  • Chiều cao theo tuổi
  • Cân nặng theo chiều cao

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ
  Thông thường nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng xuất phát từ hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. 

  • Chất lượng bữa ăn không đầy đủ: Không đáp ứng đủ về chất lượng cũng như số lượng thức ăn. Trẻ không được cung cấp đầy đủ thực phẩm trong bữa ăn.
  • Trẻ kém hấp thu: Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ kém có thể do vừa trải qua một đợt bệnh vừa khỏi, mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, cảm giác ăn không ngon miệng, trẻ hay bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Thức ăn không hấp dẫn, bắt mắt: Mẹ trang trí thức ăn không đẹp mắt, dẫn đến trẻ không cảm thấy thú vị khi ăn.
  • Vấn đề về tâm lý: Tâm lý mỗi khi đến bữa ăn thường lo lắng, sợ hãi do nhiều lần bị la mắng, dọa nạt. Dẫn đến trẻ có tâm lý đề phòng, kháng cự và lâu dần, dẫn đến trẻ cảm thấy căm ghét thức ăn
  • Trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Cho ăn dặm quá sớm hoặc sử dụng sữa công thức để thay thế cho sữa mẹ là quan niệm không đúng. Vì trong sữa mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho trẻ, đủ đảm bảo cho trẻ phát triển bình thường. Những bà mẹ suy dinh dưỡng hoặc không biết cách cho con bú cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Triệu chứng suy dinh dưỡng ở trẻ

  • Trẻ nhẹ cân, thấp còi, cơ thể suy nhược.
  • Má trẻ rỗng, mắt trũng.
  • Cơ thể gầy gò, ít mô mỡ ở bụng.
  • Da và tóc khô, dễ gẫy rụng.
  • Vết thương lâu lành, hệ miễn dịch kém, thường xuyên mắc bệnh và lâu hồi phục.
  • Trẻ thường xuyên thờ ơ, mệt mỏi, kém tập trung, ít hoạt bát.

Để xác định chính xác trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không, mẹ có thể áp dụng công thức tính dưới đây:
Theo tổ chức Y tế thế giới, công thức tính cân nặng và chiều cao cho trẻ từ 0 đến 10 tuổi như sau:
Công thức tính cân nặng: Cân nặng = 9 kg + 2x(số tuổi -1)
Ví dụ: Trẻ 3 tuổi, cân nặng = 9 kg + 2x(3 - 1) = 13 kg. Là số cân nặng chuẩn, mẹ có thể gia giảm đôi chút.
Công: thức tính chiều cao: Chiều cao = 75 cm + 5x (số tuổi -1)
Ví dụ: Trẻ 3 tuổi, chiều cao = 75 cm + 5x (3 - 1) = 85 cm. Là chiều cao chuẩn, mẹ có thể gia giảm đôi chút.

Bảng đối chiều cân nặng, chiều cao theo chuẩn WHO dành cho trẻ từ 0 đến 10 tuổi.

Ngoài việc áp dụng công thức tính bên trên, cha mẹ cần lưu ý nhỏ trước khi đo cân nặng và chiều cao của trẻ như:

  • Nên đo chiều cao cho trẻ vào buổi sáng để có kết quả chính xác nhất
  • Các bé trai dưới 3 tuổi nên đo ở tư thế nằm ngửa.
  • Bé mới sinh, chiều dài trung bình đo được khoảng 50 cm.
  • Tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ khác nhau qua từng giai đoạn.
  • Nên cho trẻ đi đại tiện hoặc tiểu tiện trước khi đo cân nặng.
  • Trừ đi khối lượng đồ đeo trên người như quần áo, giày dép hoặc tã, bỉm ( khoảng 200 đến 500 gram )

Trên thực tế chiều cao còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng, khí hậu, môi trường và vận động thể lực. Vì vậy, cha mẹ nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vận động liên quan thể chất để phát triển sức khỏe thể chất và trí tuệ ở trẻ tốt nhất.

Nên bổ sung những gì cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ cần được bổ sung 3 nhóm chất dinh dưỡng chính, đó là: chất đạm, chất béo và đường. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất giúp trẻ phát triển toàn diện.
Canxi
Giữ vai trò chính trong cấu tạo khung xương và răng, tham gia quá trình đông máu và các chuyển hóa bên trong cơ thể. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến trẻ thấp bé, còi xương, chậm mọc răng hoặc răng không chắc khỏe, dẫn đến nhai nuốt không tốt ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn kém.

Sắt
Tham gia hình thành tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển và lưu trữ oxy, cấu tạo nên các enzym chuyển hóa của cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu máu ở trẻ. Lờ đờ, mệt mõi, chóng mặt, chậm phát triển có thể nguyên nhân do thiếu sắt.

I-ốt
Là vi chất rất quan trọng liên quan đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ. I-ốt tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nếu thiếu i-ốt trẻ có thể bị chậm phát triển cả về thể lực và trí tuệ, giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, và học tập. Ngoài ra, trẻ có thể bị bướu cổ. Tăng nguy cơ bệnh tật ở trẻ.

Các loại vitamin
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường thiếu hụt các loại vitamin A,D,C và các vitamin nhóm B

  • Thiếu vitamin A: Trẻ sẽ biểu hiện ra các vấn đề liên quan đến thị giác, ví dụ như quáng gà, mờ mắt,...Bổ sung vitamin A bằng các thực phẩm như cà rốt, đu đủ, bông cải xanh và bí đỏ.
  • Thiếu vitamin D: Đóng vai giúp xương hấp thụ đc canxi, phát triển chiều cao ở trẻ. Vitamin D có nhiều trong các chế phẩm từ sữa, trứng, cá hồi, và ánh nắng mặt trời, thường xuyên cho trẻ phơi nắng hoặc vận động dưới trới nắng vào buổi sáng khoảng 20 - 30 phút để cơ thể trẻ tự tổng hợp vitamin D.
  • Thiếu vitamin C: Ngoài có chức năng tăng đề kháng cho trẻ, vitamin C còn có tác dụng tăng hấp thu sắt, canxi và axit folit. Vitamin C có nhiều trong cam, ổi, dâu và nho.
  • Thiếu vitamin nhóm B: Trẻ bị thiếu vitamin nhóm B thường biếng ăn, cân nặng giảm, tiêu hóa kém, và mắc 1 số triệu chứng như táo bón, chán ăn, lở miệng, đau môi,mệt mõi, mặt ửng đỏ...

Bữa ăn chất lượng phong phú, cũng như đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Ngoài ra, để tăng cường thêm cho sự phát triển của trẻ, mẹ có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng - hỗ trợ dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon như sản phẩm Siro ăn ngon Topkids Gold của Vicophar Việt nam. 

Siro ăn ngon Topkids Gold - Giúp trẻ ăn ngon miệng, bổ sung nhiều khoáng chất giúp trẻ cao lớn, thông minh.

  Sản phẩm hỗ trợ trẻ ăn ngon, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ phát triển toàn diện, tăng đề kháng tự nhiên, hạn chế mắc các bệnh hô hấp nhờ chiết xuất cúc tím. Bên cạnh đó còn cung cấp các vitamin, khoáng chất như canxi, vitamin D3, K2, cùng DHA, giúp trẻ phát triển toàn diện từ chiều cao đến trí não ở trẻ.
Thông qua quan sát trẻ và đối chiếu cân nặng, chiều cao ở bảng trên, cha mẹ có thể phần nào xác định được nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng và có hướng khắc phục trẻ bị suy dinh dưỡng.

Mong rằng những chia sẽ về nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng, và cách cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ của Vicopharonli trên đây có thể giúp cha mẹ giải quyết được bài toán trẻ bị nhẹ cân, thấp còi, chậm lớn. Giúp trẻ phát triển toàn diện và cao lớn hơn.


Nguồn: Vicopharonli.com
**Mọi thông tin hoặc sản phẩm được gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế chuyên môn để được tư vấn cụ thể về các trường hợp bệnh lý liên quan.
 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan