Chào mừng bạn đến với cửa hàng VICOPHARONLI!
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
VICOPHARONLI

TRẺ BỊ TÁO BÓN LÂU NGÀY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thứ Năm, 05/09/2024
Mr Khang

  Táo bón là một vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, táo bón có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không mong muốn. Vậy trẻ bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm không?. Hãy cùng Vicopharonli tìm hiểu mẹ nhé!

Táo bón ở trẻ em nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm không. Khi đã hiểu rõ hơn về những hậu quả tiềm ẩn khi trẻ bị táo bón kéo dài, bạn sẽ biết cách áp dụng biện pháp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ một cách hiệu quả.

Tìm hiểu về tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ.
  Táo bón là tình trạng đi đại tiện khó khăn, không thường xuyên, thường đi kèm phân cứng, khô và khó đẩy ra ngoài. Theo các chuyên gia y tế, táo bón được định nghĩa là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần, kèm theo phân cứng, khô và khó đi, có thể gây đau đớn khi đại tiện. Táo bón là một vấn đề tiêu hóa phổ biến ở trẻ em. Theo một nghiên cứu năm 2023 trên Journal ò Pediatric Gastroenterology and Nutrition, tỷ lệ táo bón ở trẻ em dao động từ 0,7% đến 29,6% tùy thuộc vào khu vực địa lý và tiêu chuẩn chẩn đoán.
Nếu tình trạng này kéo dài hoặc tái phát thường xuyên thì được gọi là táo bón mãn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Theo nghiê cứu năm 2021 trên tạp chú Pediatrics, khoảng 3% trẻ em trên toàn thế giới mắc chứng táo bón chức năng, một dạng táo bón mãn tính không rõ nguyên nhân.

Hầu hết đa số trẻ em đều từng bị táo bón

Các nguyên nhân thường gặp gây táo bón lâu ngày ở trẻ
Chế độ ăn uống không hợp lý
  Bữa ăn quá ít chất xơ hoặc trẻ ít tiêu thụ chất xơ có nguy cơ bị táo bón do chất xơ cần thiết để khối và làm mềm phân. Uống không đủ nước cũng khiến phân trở lên khô cứng, khó di chuyển trong ruột. Ngoài ra, việc uống quá nhiều sữa cũng có thể góp phần gây táo bón do sữa chứa ít chất xơ, giàu đạm và có thể gây đầy bụng. 

Bé có thói quen nhịn đi vệ sinh
  Thói quen đi vệ sinh không lành mạnh cũng là một nguyên nhân mà chúng ta không thể bỏ qua. Trẻ có thể nhịn đi đại tiện vì sợ đau, ngại đi vệ sinh nơi công cộng, hoặc ngại đi vệ sinh ở trường và cũng có thể trẻ do mãi chơi. Việc không có thói quen đi vệ sinh đều đặn cũng khiến phần phân ứ đọng trong trực tràng, trở nên khô cứng và khó đào thải ra ngoài.

Trẻ ít vận động
  Trẻ thường xuyên ngồi xem tivi hay sử dụng máy tính sẽ làm giảm cường độ hoạt động vận động thể chất, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, khiến phân dễ bị ứ đọng trong ruột, lâu dần trở nên khô cứng. Hơn nữa, trẻ sẽ sử dụng lượng thức ăn nhiều hơn so với nhu cầu khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém và gây nên tình trạng táo bón.

Tâm lý căng thẳng
  Trẻ có thể bị táo bón khi căng thẳng, lo lắng, hoặc trải qua sự thay đổi môi trường nào đó như chuẩn bị đi học, thay đổi môi trường sống có thể bị táo bón do sự mất cân bằng trong hệ thần kinh tự chủ điều khiển nhu động ruột.

Nguyên nhân liên quan đến bệnh lý
  Theo Hiệp hội tiêu hóa Nhi Khoa Châu Âu (ESPGHAN), táo bón kéo dài có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn như dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, bệnh lý thần kinh cơ hoặc suy giáp.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân

Trẻ bị táo bón lâu ngày có sao không?
  Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể gây ra nhiều hệ lụy đáng kể cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Về mặt thể chất, táo bón lâu ngày có thể dẫn đến những tổn thương tại chỗ như nứt kẽ hậu môn, chảy máu trực tràng, thậm chí là trĩ hoặc sa trực tràng. Trong những trường hợp hiếm gặp, phân ứ đọng lâu ngày có thể gây tắc ruột, một tình trạng cấp cứu đe dọa tính mạng.
Ngoài ra, trẻ bị táo bón thường xuyên cảm thấy đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, dẫn đến biếng ăn và chậm tăng cân. Một nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Pediatrics chỉ ra rằng trẻ bị táo bón chức năng có nguy cơ bị thiếu cân cao gấp đôi so với trẻ bình thường. Táo bón cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu do phân ứ đọng gây áp lực lên bàng quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Trẻ bị táo bón lâu ngày có sao không? Táo bón lâu ngày sẽ phát triển thành táo bón mãn tính. Tình trạng này không chỉ gây ra những khó chịu về thể chất mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ với các biểu hiện căng thẳng, sợ đi vệ sinh và thậm chí trẻ có thể né tránh việc đi đại tiện. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của táo bón và có biện pháp can thiệp kịp thời là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Trẻ táo bón lâu ngày mang nhiều hệ lụy về lâu dài

Nên làm gì khi trẻ bị táo bón lâu ngày?
  Táo bón ở trẻ không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ tránh xa táo bón bằng những cách sau:

Bổ sung đủ nước cho trẻ
  Theo khuyến nghị của Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) trẻ em từ 1 - 3 tuổi cần uống khoảng 1,3 lít nước mỗi ngày, trong khi trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần uống khoảng 1,7 lít. Nước hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm phân, giảm táo bón.

Tăng cường chất xơ vào chế độ ăn cho trẻ
  Khi chăm sóc trẻ bị táo bón, cha mẹ hãy tăng cường thực phẩm giàu chất xơ trong thực đơn trẻ dùng hàng ngày bằng cách bổ sung nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Chất xơ giúp làm mềm phân, tăng khối lượng phân và kích thích nhu động ruột, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.

Rèn luyện thói quen cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ
  Tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh đều đặn cũng là một yếu tốt quan trọng. Bạn hãy khuyến khích trẻ đi vệ sinh vào một giờ cố định mỗi ngày, tốt nhất là sau bữa ăn để tạo phản xạ tự nhiên cho cơ thể. Hãy tạo một môi trường thoải mái và riêng tư cho trẻ khi đi vệ sinh, tránh gây áp lực hoặc căng thẳng để trẻ không sợ đi đại tiện.

Khuyến khích trẻ vận động
  Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tăng cường vận động giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Bé nên chạy nhảy, vui chơi ít nhất 30 phút/ngày. Từ đó giúp cải thiện và hạn chế được tình trạng táo bón. 

Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ
  Việc dùng thuốc trị táo bón cho trẻ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ nên lưu ý, tự ý thực hiện các biện pháp thụt tháo hay dùng thuốc không theo chỉ dẫn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.
Nếu trẻ có bệnh lý nền như suy giáp hoặc các vấn đề về thần kinh cơ, việc điều trị kịp thời và đúng cách mới có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón triệt để.

Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi trẻ có những biểu hiện lạ ảnh hướng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ

Tóm lại, trẻ bị táo bón lâu ngày có sao không? Thông thường, vấn đề táo bón trẻ nhỏ có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ bị táo bón kéo dài sẽ khiến trẻ hình thành nỗi sợ đi đại tiện, nhịn đi tiêu sẽ làm cho tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, dẫn đến các vấn đề như chảy máu khi đi vệ sinh, nứt niệm đạo hậu môn... Do đó, nếu táo bón kéo dài hơn 2 tuần, bất kể mức độ nặng nhẹ, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ

 

Nguồn: Vicopharonli.com
**Mọi thông tin hoặc sản phẩm được gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế chuyên môn để được tư vấn cụ thể về các trường hợp bệnh lý liên quan.

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan